Đây là một bài viết tổng hợp, bao gồm những kiến thức mà mình đã thu lượm được trên Internet, thông qua các diễn đàn và qua cả việc test trực tiếp của bản thân mình để giúp các bạn hiểu thêm về cách phân biệt nhạc lossless chất lượng. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên bài viết không tránh khỏi những sai sót hoặc chưa được đầy đủ. Vậy nên, mình mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp và xây dựng của các bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Kiểm tra đĩa CD

Nếu bạn có một đĩa “gốc”, nhưng lại băn khoăn không biết nó là đĩa xịn hay lởm. Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể sử dụng một phần mềm khá thông dụng để kiểm tra đĩa nhạc. Tên gọi của phần mềm đó là Tau Analyzer.

Các bạn có thể download tại : Tau Analyzer

Đây là giao diện chính của chương trình:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 3

Để kiểm tra đĩa, bạn chỉ cần đưa đĩa vào, sau đó nhấn Check. Sau đây là những kết quả mà Tau Analyzer có thể đưa ra :

  • CDDA: Đĩa xịn
  • MPEG: Đĩa được burn từ nguồn lossless
  • Unknown: Chưa xác định

Để kiểm tra kỹ càng hơn, bạn nhấn vào tab Spectrum, lúc này dải phổ sóng âm sẽ hiện ra. Mình đưa ra 2 ví dụ như bên dưới để các bạn phân biệt được rõ hơn.

Đĩa xịn:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 4

Đĩa fake:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 5

Bạn chú ý hình ảnh đĩa xịn ở trên nhé, hình ảnh dải âm phổ rất đều, mịn, không bị ngắt quãng và kéo dài lên trên 20kHz. Còn ở đĩa fake thì phổ âm bị cắt ngang ở 16kHz.

Kiểm tra file lossless

Chuẩn bị phần mềm Adobe Audition 3.0 + flacfilter (dùng để đọc đuôi FLAC trong Adobe Audition)

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 6

Các bạn chạy chương trình, mở file cần check, từ trình đơn View chọn Spectral View. Giờ thì nó sẽ hiện ra phổ sóng âm của file đó. Sau đây là spectrum của một vài định dạng nhạc:

MP3 128kbps: âm thanh bị cắt tại tần số 16kHz

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 7

MP3 192kbps: âm thanh bị cắt tại tần số 19kHz

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 8

MP3 320kbps: âm thanh bị cắt tại tần số 20kHz

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 9

FLAC: không bị cắt, tần số trên 20kHz

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 10

Còn đây là phổ của 1 file WAV được convert từ MP3 128kbps, tuy được convert ra WAV file rất nặng nhưng thật ra nó vẫn bị cắt ở 16kHz:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 11

Vậy ta có thể kết luận 1 điều, nếu là hàng xịn thì phổ âm thanh sẽ trên 20kHz, còn nếu được convert từ một nguồn lossy thì nó sẽ bị cắt ngang.

========================================

Một trường hợp nữa mà rất có thế các bạn hay gặp, đó là việc một số người sử dụng tính năng Volumn Effect để tăng âm lượng nhằm làm cho phổ âm vốn bị cắt sẽ có một vài dải âm được tăng cao lên, đánh lừa chúng ta. Mình lấy ví dụ:

Đây là phổ âm của file lossless mà ta đã đề cập ở phần trước:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 12

Sau khi convert file FLAC đó ra MP3 320kbps, ta được dải phổ âm như sau (lưu ý đây là của file MP3 ban đầu nhé):

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 13

Sau đó, bạn tăn gâm lượng lên 150% và kết quả nhận được khi check bằng Audition là âm phổ dày đặc hơn cả ở mức tần số trên và dưới 16kHz nhưng “vết cắt” tại 16kHz vẫn rõ ràng:

Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake 14

Nhìn qua có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là file lossless, nhưng mà không phải đâu nhé. Hi vọng các bạn lưu tâm tới vấn đề này.

Trên đây là bài viết tổng hợp cách phân biệt nhạc lossless chất lượng và những sản phẩm nhái lại nhưng được gắn mác lossless. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về các phần mềm và cách sử dụng chúng để kiểm tra chất lượng của đĩa hay file âm thanh của mình.

Nếu bạn đã có một đĩa hay một file nhạc lossless chuẩn xịn, điều bạn còn cần làm chính là tìm ngay một chiếc loa có khả năng truyền tải âm thanh một cách chân thực và sống động nhất để bạn có thể thỏa sức tận hưởng những giai điệu đỉnh cao. Tham khảo thêm những mẫu loa đến từ các thương hiệu âm thanh hàng đầu thế giới hiện đang có mặt tại Thành Lâm Media tại đây nhé.

Xem thêm các mẫu loa hitech

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết “Thủ thuật phân biệt nhạc lossless thật và fake” và mình mong sẽ gặp lại các bạn trong những bài viết sau của Thành Lâm Media.