1.Độ nhạy của loa là gì?
Người sử dụng loa thường để ý đến tính năng, hiệu quả của loa nhưng lại thường bỏ qua một thông số kỹ thuật quan trọng, đó là độ nhạy của loa. Về khái niệm, thông số này là kết quả của phép đo số lượng dB đạt được ở khoảng cách 1 mét trước mặt loa được cung cấp tín hiệu có công suất 1 watt với tần số 1KHz.
Độ nhạy của loa cho biết công suất âm mà loa phát ra tương ứng với công suất đầu vào mà người dùng cấp loa đó. Hiểu đơn giản, nó chính là thông số cho bạn biết loa kêu to đến đâu trong cùng một môi trường định mức tiêu chuẩn và trong cùng một mức điện áp đầu vào.
Đọc thêm: Phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1
2. Độ nhạy của loa có ý nghĩa gì?
Có nhiều cách để có thể biết được độ nhạy của loa. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất, được các nhà sản xuất loa thống nhất là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn. Môi trường đó phải có khả năng tiêu âm hoàn toàn, nghĩa là không có tiếng vọng. Bạn cần bố trí micro ở phía trước loa với khoảng cách 1m – 2m và đặc biệt phải chú ý điều chỉnh khoảng cách giữa các loa với micro sao cho chúng bằng nhau.
Với mức công suất đầu vào nhất định, độ nhạy loa càng cao thì khi ấy loa sẽ phát ra âm thanh càng lớn. Ví dụ, một số loa có độ nhạy khoảng 81 dB, có nghĩa là với công suất đầu vào là 1W, âm lượng của loa phát ra ở mức vừa phải. Nguyên nhân là do nếu muốn tăng thêm mỗi 3 dB âm lượng phát ra, cần phải tăng gấp đôi công suất đầu vào. Nghĩa là nếu muốn cường độ âm phát ra trở thành 84 dB thì công suất đầu vào là 2W. Như vậy, nếu muốn âm thanh 102 dB bạn cần cấp cho loa 128W.
Thông thường, mức trung bình của độ nhạy loa là khoảng 88 dB. Dưới 84 dB được coi là độ nhạy kém và từ 92 dB trở lên là độ nhạy tốt.
Loa CAF nổi tiếng là dòng loa có độ nhạy rất cao, khoảng >95 dB
3. Hiệu suất và độ nhạy có phải là một?
Đọc thêm: Cổng AUX loa là gì?
Về kỹ thuật, hiệu suất và độ nhạy là hai khái niệm khác nhau. Hiệu suất thể hiện phần trăm công suất đầu vào được chuyển đổi thành công suất âm thanh. Thông thường, công suất vào loa sẽ bị chuyển đổi thành nhiệt năng mà không phải âm thanh vì vậy số liệu đo được chỉ rơi vào con số vài %. Nhưng nhìn chung, hai con số này để thể hiện “hiệu quả hoạt động” của loa.
4. Tại sao hãng loa không tăng độ nhạy của loa lên cao nhất có thể?
Việc tăng độ nhạy của loa không phải là dễ vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố. Ví dụ, trong một loa sub, màng loa có thể được làm nhẹ hơn giúp cải thiện độ nhạy, nhưng điều đó lại làm cho màng loa linh động hơn, khiến âm thanh dễ bị méo.
Độ nhạy của loa karaoke còn quyết định việc phối ghép loa với Amply. Nếu loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần phối hợp chúng với những Amply công suất nhỏ và ngược lại, nếu loa có độ nhạy càng thấp thì cần phải sử dụng những Amply có công suất lớn hơn để chúng bù trừ cho nhau.
Với bài viết này, Thành Lâm Media đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc về độ nhạy của loa từ khái niệm cho tới ý nghĩa các thông số về độ nhạy của loa, hi vọng rằng những thông tin đề cập phía trên sẽ giúp các bạn sáng suốt hơn trong việc lựa chọn dàn loa phù hợp cho mục đích sử dụng của mình.