Khi các thiết bị âm thanh ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn, các thuật ngữ được sử dụng với tần suất cao hơn đòi hỏi người dùng phải cập nhật thật nhanh chóng. Vì vậy, Thành Lâm Media sẽ giúp tìm hiểu về những thông tin liên quan đến thuật ngữ “Hi-Fi” và “Hi-End” giúp người sử dụng có một cái nhìn tổng quan hơn

1. Hi-Fi là gì?

 

Hi-Fi được viết tắt từ “high fidelity”, nôm na là độ chân thực cao. Cụm từ “âm thanh Hi-Fi” được sử dụng để miêu tả âm thanh có độ chân thực cao, sống động, không bị méo âm hay bị lẫn tạp âm, gần như giữ được nguyên bản so với âm thanh gốc.

Hi-Fi và Hi-End là gì? Phân biệt Hi-Fi và Hi-End 3

Chúng ta đều biết rằng, khi âm thanh từ nguồn, truyền qua các thiết bị như: micro karaoke, amply karaoke, cục đẩy công suất, loa karaoke,… đều bị biến đổi dù ít hay nhiều, lẫn tạp âm, lẫn tiếng ồn, biến dạng hay giảm chất lượng,… dẫn đến việc âm thanh phát ra không còn giống hoàn toàn với âm thanh gốc. Do vậy, người ta sử dụng Hi-Fi đánh giá mức độ chân thực của âm thanh, Hi-Fi càng cao nghĩa là âm thanh ra càng hay và chân thực, giống với âm thanh gốc phát ra từ nguồn.

Kiến thức cần biết: Cổng AUX trên loa là gì? Tác dụng của cổng AUX trên loa

2. Hi-Fi và Hi-End có gì khác nhau?

 

Hai thuật ngữ Hi-Fi và Hi-End thường bị nhầm lẫn với nhau bởi người dùng nghiệp dư trên thị trường. Thực tế, Hi-Fi và Hi-End là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, được dùng để miêu tả các đối tượng khác nhau:

– Hi-Fi là thuật ngữ nói về độ chân thực của âm thanh, thể hiện tính chất của âm thanh.

– Hi-End là thuật ngữ để nói về chủng loại, mức giá của thiết bị âm thanh, thể hiện phân khúc của sản phẩm (bình dân hay đắt tiền).

Có thể thấy, cả Hi-Fi và Hi-End đều có tác động đến chất lượng âm thanh. Tuy vậy, trước hết cần phải ưu tiên độ chân thực của âm thanh trước (Hi-Fi) sau đó mới nghĩ đến việc dùng các thiết bị Hi-End để làm cho âm thanh hay hơn, sinh động hơn, chất lượng hơn.

Hi-Fi và Hi-End là gì? Phân biệt Hi-Fi và Hi-End 4

3. Những yếu tố được dùng để đánh giá âm thanh Hi-Fi:

Âm sắc

 

Âm sắc được hiểu là “màu sắc” của âm thanh, thể hiện trong các đặc tính trong trẻo, mượt mà hay sâu lắng, ấm áp,… Để phân biệt những âm thanh khác nhau ví dụ như tiếng nói hay tiếng nhạc cụ, piano hay guitar,… thì người ta đều dựa trên sự khác nhau về âm sắc do ở mỗi nguồn phát khác nhau sẽ cho ra các âm sắc khác nhau.

Khi một thiết bị phát ra âm thanh càng giống màu sắc âm thanh gốc sẽ khiến cho người nghe cảm nhận dễ dàng hơn, nhận biết được chính xác hơn nguồn phát của âm thanh thì thiết bị ấy có độ chân thực càng cao và càng được đánh giá tốt hơn.

Mật độ âm thanh

 

Mật độ âm thanh hay đơn giản hơn là độ dày của âm. Một thiết bị âm thanh được có nguồn điện đủ lớn, thể hiện được dải âm rộng cũng như độ dày của âm thanh sẽ giúp âm thanh tạo ra trở nên giàu nội lực, sinh động và chân thực hơn.

Tầng âm và trường âm

 

  1. Tầng âm (hay còn gọi là sound stage) biểu thị độ sâu tầng lớp âm thanh trong không gian, từ đó giúp ta nhận biết cách sắp xếp và bài trí các loại nhạc cụ và nhạc công để âm thanh phát ra là hay nhất.
  2. Trường âm (hay còn gọi là sound field) biểu thị độ rộng của không gian âm thanh, giúp ta nhận biết được độ vang, độ rộng hay hẹp và kết cấu kiến trúc của phòng hát.

Tầng âm và trường âm đều là hai yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh, thế nên hãy lưu ý điều chỉnh và sắp xếp dàn âm thanh sao cho hợp lý, để âm thanh phát ra được hay nhất, giống với âm thanh gốc nhất.

Sự ổn định về không gian của âm thanh

 

Nếu yếu tố “tầng âm” ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng âm thanh phát ra thì sự ổn định về không gian âm thanh là một phần tố đóng vai trò quan trọng không kém. Sự sắp xếp với nhạc công, nhạc cụ hay vị trí và hướng của loa đều trở thành những yếu tố quyết định với sự chân thực và ổn định của âm thanh.

Đọc thêm: Phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1

Độ tương thích các thiết bị trong dàn âm thanh

 

Độ tương thích, kết hợp hài hòa ăn ý của các thiết bị trong một dàn âm thanh cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh. Một hệ thống âm thanh cao cấp và hiện đại nhưng lại có các thiết bị không kết hợp hài hòa sẽ làm giảm hiệu quả và tính năng của mỗi bộ phận, âm thanh phát ra không đạt được chất lượng mong muốn khiến cho người nghe khó có thể cảm nhận được âm thanh ở mức độ hài lòng nhất.

Hy vọng với bài viết này, Thành Lâm Media đã giúp bạn giải quyết những thắc mắc về Hi-Fi, phân biệt được sự khác nhau giữa Hi-Fi và Hi-End đồng thời nắm được những yếu tố quyết định tới chất lượng của âm thanh Hi-Fi để có thể điều chỉnh sao cho âm thanh được hay nhất, chất lượng nhất.