Hệ thống âm thanh hiện nay rất đa dạng và kiểu dáng và thể loại. Vì vậy để lựa chọn một dàn loa phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng đã trở thành một câu hỏi vô cùng to lớn.

Bài viết này, Thành Lâm Media sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về các loại dàn loa giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Loa 2.0

Loa 2.0 là gì? Cấu tạo của loa 2.0

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 7
Loa Soundmax BS30

Dàn âm thanh 2.0 là dàn âm thanh đơn giản nhất, gồm 2 loa, mỗi loa phụ trách thể hiện một kênh âm thanh và âm trầm (âm bass) được tích hợp sẵn.

Nên sử dụng loa 2.0 khi nào?

Chính vì cấu tạo đơn giản và tích hợp âm bass sẵn nên âm thanh từ loa 2.0 chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, thích hợp nghe loại nhạc nhẹ và thiên về chi tiết

Loa 2.1

Loa 2.1 là gì? Khái niệm loa 2.1

Tương tự như loa 2.0, hệ thống âm thanh 2.1 cũng bao gồm 2 loa vệ tinh nhưng được bổ sung 1 cục Sub. Tiếng bass sẽ được tách riêng ở cục SUB (mạch ampli của loa sẽ tự động tách âm trầm từ 2 kênh trái phải ra để đưa xuống loa này), giúp loa thể hiện tiếng bass được hay và nổi hơn.  

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 8
Soundmax AW200 1

 

Nên sử dụng loa 2.1 khi nào?

Loa 2.1 được khuyến khích sử dụng cho các loại nhạc sôi động, do thể hiện được dải âm trầm, tuy nhiên để dùng hiệu quả nhất, người chơi nên có hiểu biết sâu hơn về cách lắp đặt hệ thống âm thanh. Nhiều người thậm chí sử dụng cấu hình 2.2, tức là 2 loa đi kèm 2 Sub, để không gian và chất lượng của dải trầm cải thiện hơn.

Loa 3.1

Loa 3.1 là gì? Khái niệm loa 3.1

Cải tiến hơn loa 2.1 một chút, loa 3.1 có thêm một loa center, nâng số lượng từ 2 loa vệ tinh lên thành 3 loa vệ tinh kèm 1 cục Sub. Loa center chủ yếu dùng để thể hiện những âm thanh chính như lời thoại nhân vật, lời hát của ca sĩ trong khi 2 loa trái và phải tập trung vào âm thanh nổi như âm nhạc và các hiệu ứng khác.

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 9
ISKY SK365

Loa 4.1

Loa 4.1 là gì? Khái niệm loa 4.1

Loa 4.1 giống sự phát triển của 2.1 với sự bổ sung của 2 loa vòm trái phải và không có loa center. Như vậy, hệ thống âm thanh 4.1 có 2 loa trước, 2 loa vòm và 1 loa bass.

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 10
Loa máy tính Microlab TMN3

 

Loa 5.1

Loa 5.1 là gì? Cấu tạo của loa 5.1

Được sử dụng nhiều nhất cho dàn âm thanh tại gia, loa 5.1 là tên thường gọi cho hệ thống âm thanh gồm 6 kênh, trong đó có 5 loa vệ tinh và 1 loa Sub. Loa Dolby Digital, Dolby Pro Logic II, DTS, SDDS và THX đều là những đại diện tiêu biểu cho dòng loa này.

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 11

Hệ thống loa bao gồm:
– 1 loa trung tâm (loa Center): là loa phát ra những âm thanh chính từ bài hát, hay lời thoại của nhân vật khi xem phim

– 2 loa trước (loa Front): 2 loa đối xứng bên trái và phải, kết hợp cùng với âm phát ra từ loa trung tâm tạo thành phần âm thanh cơ bản và quan trọng nhất của nội dung mà bạn xem.

– 2 loa vòm (Loa Surround): loa vòm, hay còn gọi là loa vòng có tác dụng phát ra các hiệu ứng đi kèm. Chẳng hạn như tiếng vang của động cơ khi xem phim hành động, tiếng vỗ tay khi xem ca nhạc…

– Loa siêu trầm (Loa Sub): loa phát ra những âm thanh có dải tần cực kì thấp.

Với kết cấu gồm 5 loa chính và 1 loa Sub như thế, dàn loa 5.1 sẽ phát ra tối đa là 6 kênh âm thanh.

Dùng loa 5.1 khi nào?

Mục đích của dàn loa 5.1 là giúp định vị được vị trí và cân bằng được âm thanh đến từ mọi phía cho khán giả tại vị trí trung tâm, đồng nghĩa với việc khán giả có khả năng cảm nhận những nguồn âm thanh đến từ các hướng khác nhau, giống với việc đi xem phim 3D so với 2D vậy.

Thế nên có thể khẳng định rằng, khán giả sẽ có được những cảm giác chân thực hơn so với các loại loa thông thường khi xem phim cũng như thưởng thức âm nhạc.

Một lời khuyên được đưa ra đó là dàn loa 5.1 nên được sắp xếp một cách hợp lý và diện tích lý tưởng cho phòng chiếu tại nhà đó là khoảng 15m2-20m2 để khán giả có trải nghiệm tốt nhất.

Loa 7.1

Loa 7.1 là gì? Khái niệm loa 7.1

Cấu tạo của một bộ loa 7.1 cũng tương tự như 5.1 nhưng có thêm 2 loa vòm bố trí ở cạnh hay còn gọi là rear surround.

Do đó, thay vì truyền phát các hiệu ứng âm thanh của kênh surround vào 2 kênh (ra 2 loa surround trái và phải), thì hệ thống 7.1 sẽ tách và truyền phát vào các âm thanh đó vào 4 kênh – tức ra 4 loa nhằm có được trải nghiệm âm thanh vòm rộng hơn, có chiều sâu hơn.

Hướng dẫn cách phân biệt các dàn loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1, 5.1 và 7.1 12

Khi nào nên sử dụng loa 7.1?

Hầu hết các hệ thống âm thanh phía trên hầu hết để phục vụ những người nghe nhạc stereo thì dàn loa 7.1 sẽ giúp thỏa mãn với những tâm hồn yêu phim ảnh, hoặc những người chơi game, có thể coi đó là một rạp hát, rạp phim thu nhỏ hay thậm chí là một địa điểm giải trí tập trung.
Tuy nhiên, khi sử dụng các hệ thống âm thanh đa kênh như 7.1 hay 5.1, người dùng cần chú ý xem nguồn nội dung có hỗ trợ âm thanh đa kênh hay không.

Nếu không, hệ thống âm thanh phải xử lý giả lập, thường đem lại kết quả không mấy ấn tượng, không đáng với số tiền bỏ ra.